I. Cấu tạo dây curoa
Dây curoa được cấu tạo từ hai phần chính, bao gồm:
- Phần dây đai: Được làm bằng sợi tổng hợp, có vai trò chịu lực kéo, ngăn ngừa co giãn và sinh nhiệt. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền của dây curoa.
- Phần cao su: Là chất liệu chủ yếu của dây curoa, được chế tạo từ cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ. Chất lượng của cao su phụ thuộc vào quá trình xử lý, lưu hóa và phụ gia của nhà sản xuất. Cao su có chất lượng tốt sẽ giúp dây curoa hoạt động ổn định dù có chuyển động nhanh hoặc có tải trọng cao.
Ngoài ra, một số loại dây còn có thêm các lớp vải chuyên dụng hoặc các loại viền để tăng sự bám dính và ma sát với puly.
Cấu tạo Dây curoa
II. Phân loại dây curoa
Thương hiệu dây curoa nổi tiếng: Bando, Optibelt, Mitsuboshi, Gates, Megadyne,..
1.Dây curoa thang (V-belt)
Đây là loại dây đai có hình chữ V, gồm 3 loại cơ bản như sau:
- Multiple V-belt: là loại dây truyền thống có các bản A-B-C-D-E với nhiều kích thước tiết diện khác nhau.
- Narrow V-belt: Dây curoa thang hẹp có tiết diện nhỏ hơn và dày hơn dây đai truyền thống, tối ưu về độ bền và khả năng truyền lực. Bao gồm các loại như: SPZ, SPA, SPB hay SPC.
- Banded V-belt: Là loại dây được ghép nhiều sợi lại với nhau để tăng khả năng chịu lực và giảm rung, được tối ưu mức độ chịu tải tốt nhất. Có các loại 3V,5V,8V.
Đặc điểm của loại này là có hình dạng tiết diện hình thang, có góc nghiêng từ 30 đến 40 độ.
Ngoài ra còn nhiều loại dây thang khác như dây curoa thang răng (cogged belt) AX, BX, CX, RPF, RECMF; dây curoa bản thang 2 mặt (double V belt); dây curoa bản thang kép ( 3-8V1060, 2-8V2240, 4-5V630, 5-5V1250,...).
Dây đai thang V-Belt được sản xuất dựa trên thông số tiêu chuẩn quốc tế DIN và tiêu chuẩn riêng của hàng như: Pix (Ấn Độ), Bando (Nhật), Gates (Mỹ)…
Các dòng dây đai thang cổ điển V-Belt hiện nay như: FM, A, B, C, D, E tương ứng với các kích thước bề rộng là 10, 13,17, 22, 32 , 38.
2. Dây curoa răng (Timing Belt)
Đặc điểm của loại dây này là có bề mặt bên trong là các đường gờ, tạo thành “răng” của dây, bề mặt bên ngoài dây láng mịn. Timing Belt có chức năng truyền động đồng bộ giữa các puly có răng tương ứng, giúp truyền động chính xác, không bị trượt, ít sinh nhiệt, tiếng ồn, có độ bền cao và ít bảo dưỡng.
- Dây răng vuông 1 mặt với nhiều loại, ví dụ như MXL, XL, L, H, XH, XXH. Mỗi loại có bước răng và kích thước răng riêng biệt.
- Dây răng tròn 1 mặt với các loại như T2.5, T5, T10, T20, AT5, AT10, AT20,… có hình dạng răng tròn và bước răng nhỏ. Dây curoa răng tròn chuyển động êm hơn răng vuông.
- Dây răng HTD với các loại như 3M, 5M, 8M, 14M,… có hình dạng răng hình cung và bước răng lớn.
- Dây răng STD với các loại như S2M, S3M, S4.5M, S5M,… có hình dạng răng hình tam giác và bước răng lớn.
- Dây răng kép với các loại như DXL, DL,… có hình dạng răng ở cả hai mặt của dây.
- Dây curoa răng thang chất liệu PU: chất liệu PU có khả năng chịu dầu, độ bền cơ học vượt trội. Gồm các loại: T2.5, T5, T10, XL, L, MXL,..
3. Dây curoa mở (open-ended timing belts)
Dây curoa mở có 2 đầu dây tự do, thường sử dụng trong trường hợp yêu cầu độ dài lớn từ 10m lên tới 100m, cũng tương tự như dây curoa răng, dây curoa mở cũng có các kích thước răng tương ứng, chất liệu phổ biến là PU (Polyurethane) nhưng cũng có loại chất liệu cao su phổ thông. Dây mở nhưng vẫn có khả năng hàn 2 đầu để trở thành 1 vòng kín.
4. Dây curoa dẹt (Flat belt)
Đây là loại dây có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình thoi. Loại dây này được sử dụng để truyền động giữa các puly có trục song song hoặc gần song song. Dây curoa dẹt có khả năng truyền động êm ái và linh hoạt, không gây rung động và tiếng ồn. Tuy nhiên, loại dây này có khả năng chịu lực kém và dễ bị trượt khi tải trọng lớn.
III. Ưu và nhược điểm của dây curoa
1.Ưu điểm
- Chạy êm và ít ồn, chịu sốc
- Khoảng cách trục có thể lớn
- Thay thế dễ dàng
- Phí tổn bảo dưỡng ít, không cần dầu bảo dưỡng nên luôn giữ được sạch sẽ.
- Đơn giá rẻ.2. Nhược điểm
- Bị trượt qua sự giãn nở và sự hao mòn của dây đai.
- Qua đó có tỷ lệ truyền giảm dần.
- Khả năng chống chịu môi trường kém.
- Dễ dạng bị tổn hại nếu chất lượng pulley kém.
- Cường độ làm việc trung bình.